Sunday, January 31, 2016

Những biến tấu độc đáo của bánh chưng, bánh tét - Bí quyết làm ngon một số món ăn truyền thống ngày Tết

Bằng sự sáng tạo và khéo léo của người dân, rất nhiều biến tấu độc đáo của Bánh chưng, bánh tét đã ra đời.

Bánh chưng ngũ sắc

 

Dưới bàn tay khéo léo của chị Nguyễn Ngọc Hà, ở Đại La, Đống Đa, Hà Nội, chiếc bánh chưng ngũ sắc vô cùng đẹp mắt đã thu hút được nhiều người đặt mua. Bên trong bánh có 5 màu. 5 màu này gồm trắng, đỏ, tím, xanh, vàng tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, mang lại sự may mắn, bình an.



Điều đặc biệt là màu sắc của bánh được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu tự nhiên. Gạo màu xanh sử dụng từ nước của lá riềng xay, màu vàng từ nghệ tươi, màu đỏ của gấc, màu tím từ nếp cẩm hoặc màu nước lá cẩm. Khâu quan trọng nhất là lúc đổ gạo vào khuôn thật cẩn thận sao cho các màu không bị lẫn. Bánh có 5 vị khác nhau, hòa quyện nên rất dễ ăn, không bị ngấy.

Bánh chưng cốm


 



Bánh chưng cốm là loại bánh rất đắt hàng mỗi dịp Tết đến. Nguyên liệu để làm bánh chưng cốm là cốm khô cùng với gạo nếp ngâm lá thơm tạo màu xanh. Nhân bánh chưng cốm thường là nhân ngọt, đỗ xanh được nấu giống chè kho, cũng có thêm thịt nạc bên trong.


Bánh ăn rất ngon, bùi và thơm hương cốm. Khi cắt bánh chưng có màu vàng ngà của nhân đậu, màu đỏ hồng của thịt heo chín, màu trắng thấp thoáng của nếp dẻo thơm, màu xanh vàng của lá dong hay lá chuối, màu xanh ngọc của cốm.

Bánh tét cắt ra chữ.



Nguyên liệu để làm ra đòn bánh tét cắt ra chữ gồm gạo nếp dẻo, đậu xanh đãi vỏ, lạp xưởng, tôm khô, thịt heo, trứng muối... Lá cẩm, lá ngót, gấc chín được nấu lên để lấy nước tạo màu cho bánh.

Bánh chưng chay



Cũng giống như loại bánh chưng xanh thông thường, với vỏ ngoài gói bằng lá dong xanh, bên trong là gạo nếp dẻo, thơm. Nhưng điều đặc biệt chính là ở nhân bánh. Nhân bánh làm từ đỗ xanh luộc giã mịn và trộn với nấm hương, kèm theo đó là gia vị hòa vào đủ vừa với khẩu vị.


Bánh chưng chay dù không có thịt nhưng vẫn mang một nét độc đáo riêng bởi vị mềm, dai của nấm hương. Ngoài ra nhân bánh cũng có thể được “biến tấu” bằng gấc, hạt sen, bí đao, dừa.

Bánh tét “mật cật”



Bánh tét “mật cật” đã làm nên thương hiệu món ăn truyền thống ở Phú Quốc. Thay vì gói bánh tét bằng lá dong hay lá chuối, người dân ở đây dùng lá mật cật để gói bánh. Uu điểm của lá mật cật là gói bánh để được lâu ngày trong khi bánh vẫn mềm dẻo.



Bánh cũng dùng nhân đậu xanh và thịt mỡ nhưng không gói hình tròn mà gói hình tam giác, lạt buộc phải dùng gân của lá mật cật.

Bánh chưng đen



Bánh chưng đen (hay bánh chưng cẩm) là món bánh chưng truyền thống của người Tày ở huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn). Bánh có màu đen tím như hạt nếp cẩm nhưng lại rất mềm và dẻo, vị thanh mát. Bánh có dạng hình tròn, dài gần giống bánh tét ở miền Nam.

 

Màu đen tím của bánh được tạo từ tro của cọng rơm nếp. Nhân bên trong làm bằng đậu xanh bóc vỏ và miếng thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút. Bánh chưng cẩm ăn ngon nhất là khi nướng.



BÍ QUYẾT LÀM NGON MỘT SỐ MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG NGÀY TẾT




Bạn đã từng thử làm các món ăn ngày Tết, và đã từng thất vọng vì thành phẩm không được như mong đợi? Thịt đông quá nát, kiệu quá nhừ hay giò thủ bở rạc là những tai nạn thường  xảy ra đối với những người chưa quen làm những món tưởng chừng đơn giản này. Để hạn chế việc phải đổ bỏ những món ăn tâm huyết, hãy thử xem qua những bí quyết sau đây:


Bí quyết làm kiệu ngâm giòn thơm

 
Loại kiệu Huế, làm lâu nhưng lại giòn và ngon hơn kiệu trâu. Kiệu Huế có phần thân kiệu nở, thắt eo rõ rệt và đuôi kiệu mảnh. Kiệu trâu có thân hình dài dần, đuôi kiệu to không có nút thắt eo như kiệu Huế. Khi cắt chân kiệu, tuyệt đối không để phạm vào thịt kiệu vì như thế kiệu sẽ bị hư úng.


Muốn món kiệu giòn và để được lâu, khi đã làm kiệu sạch sẽ, cắt chân gọn gàng, bạn cho đường vào trộn sao cho đường thấm kiệu. Khi đó, món kiệu chua của bạn sẽ rất giòn và để lâu không bị chua hay hóa rượu.
Bí quyết muối dưa cải ngon 

Phơi cải qua một nắng cho cải rầu đi thì khi muối sẽ giòn hơn. Dưa cải luôn phải có hành thì mới thơm, dưa vàng và không bị khú. Muối phải canh vừa đủ, luôn thăm chừng nêu thấy dưa bị khú hoặc nổi váng trắng thì thêm muối kịp thời và chẻ thêm đầu hành trắng vào để chữa.
Cách làm dưa góp ngon cho ngày Tết

 
Muốn làm dưa món giòn, ngon trắng và không phải sử dụng đến hàn the, bạn nên mua vật kiệu trước một ngày và chọn thời điểm có nắng gắt để phơi thì dưa sẽ trắng giòn không bị thâm. Không phơi dưa món quá kỹ vì khi ngâm dễ bị dai. Tuy nhiên, phơi dưa vừa đủ nắng thì chỉ nên ngâm ít một và dùng ngay, để lâu sẽ bị chua hoặc hóa rượu
Làm thịt đông ngon, đẹp

Thịt đông nếu nấu đúng cách thì không phải bỏ vào tủ lạnh mới đông. Ngay cả ở miền Nam, thời tiết se lạnh, món thịt đông đã đông cứng. Muốn như thế phải đảm bảo đủ lượng bì trong thịt (khoảng 1/3 so với thịt). Nấu cho bì nhừ ra nhựa thì sẽ tạo phần thạch trong thịt đông và thịt sẽ có độ kết dính tốt. Nấu thịt đông mà thêm một phần thịt gà thì cũng dễ đông hơn.
Có thể thấy rõ khi luộc thịt gà, nước từ thịt gà luộc ra để ngoài trời cũng tự đông lại tương tự thịt đông. Thịt đông khi nấu phải để lửa vừa và thời gian nấu phải dài để thịt ra nhựa , đồng thời nước thịt khi đông lại sẽ trong chứ không đục. Khi luộc thịt xong lần đầu không tận dụng nước luộc thịt đó để nấu thịt đông, vì như thế thịt sẽ không trong. Khi nấu nhớ vớt bọt liên tục, nước thịt đông sẽ trong hơn
Thịt kho tàu mỡ trong, nhừ mà chắc

Muốn cho thịt mỡ trong, nhừ mà không nát thì ngay sau khi rửa thịt để ráo, bạn ướp thịt với đường, xóc cho đều để khoáng 20 phút – 30 phút rồi mới ướp nước mắm và các gia vị khác. Ướp đường trước như thế phần thịt nạc sẽ luôn có màu hồng đẹp mắt, dù có hâm tới, hâm lùi hiều lần, thịt cũng không bị đen. Phần thịt mỡ sẽ trong, nhừ mà vẫn không bị nát, khi ăn sẽ tan ra trong miệng ăn rất ngon.
Tuyệt đối không cho nước màu khi nấu món này. Cũng không dùng nước để hầm thịt mà phải dùng nước dừa tươi, khi kho nước dừa sẽ tạo nước vàng rất đẹp. Còn trứng thì rửa thật sạch, luộc rồi bỏ cả vỏ cho vào nồi kho cùng với thịt, ăn tới đâu lột bỏ vỏ tới đó, lòng trắng không bị cứng và đen vì hâm nhiều lần mà trứng vẫn thấm rất ngon.

Gìo chả chắc mịn, thơm ngon

Làm giò thủ thì khi đổ khuôn, bạn phải ép thật kỹ cho thịt sát vào nhau không có khoảng trống và ra hết mỡ. Nếu không có khuôn, bạn có thể dùng các vật dùng có sẵn trong nhà như lon nhựa đựng nước suối cũ.


Một cách rất hay là bạn dùng cặp lồng, đặt hai sợi ni -lon hoặc sợi lạt đan chéo dưới đáy, lót lá rong hoặc lá chuối lên rồi xúc giò nóng đổ vào. Ép thật chặt, buộc 4 sợi dây lạt lại, để nguội rồi cho vào tủ lạnh. Khi cần ăn thì nắm lấy đầu sợi lạt còn dư tút lên, xắt ra sẽ đẹp như có khuôn.
Thúy Anh

1 comment:

Mây Ngàn said...

ngon..............!*+ :-)