Tháng
Tư về, khi những cơn gió nhẹ hiu hiu của những ngày cuối Xuân mang theo
cái hơi ấm thoang thoảng của một mùa hè sắp tới. Những giọt sương sớm
như còn vương đọng trên mặt lá cây, long lanh dưới ánh mặt trời tựa
những viên kim cương tròn trịa lấp lánh tỏa chiếu khắp nơi. Từng làn gió
nhẹ thổi rì rào như đang mơn trớn ve vuốt những lọn tóc dài đen nhánh
óng ả mượt mà đang buông xỏa của Thùy, nàng cúi xuống vén vội làn tóc
rối đang bay lòa xòa trên môi trên má qua hai bên vành tai trắng, rồi
ngửng cổ lên thật cao, nàng chậm rãi hít mạnh làn hơi ấm vào buồng phổi
như thể muốn tận hưởng hết mùi sương sớm, cái mùi âm ẩm, pha trộn giữa
mùi hơi đất và mùi hương của những bông hoa còn vương vất trong đêm.
Tất cả đã mang lại cho nàng cái cảm giác sảng khoái và dễ chịu vô cùng. Thùy lim dim đôi mắt, lặng ngắm cảnh sắc qua khung cửa sổ, bên kia là mặt hồ trong xanh, những giọt nước đang lăn tăn gợn sóng theo chiều gió thổi. Chung quanh hồ, những lớp sương mỏng bám vào các bờ cỏ, tráng lên mặt lá một lớp bàng bạc ẩm ướt chen lẫn với những khóm hoa xinh tươi đang thi nhau khoe sắc dưới ánh nắng ban mai. Khung cảnh tinh khiết đẹp tuyệt vời kia tựa như một bức tranh thủy mạc được pha trộn với những màu sắc thật hài hòa tươi thắm. Bên cạnh đó là những pho tượng uy nghi đầy kỳ bí của các vị thần Hy Lạp thời cổ xưa. Cảnh trí trang nghiêm cổ kính và đầy huyền bí này được nằm khuất sâu sau khu dưỡng thương của bệnh viện nơi nàng đang làm việc. Thùy không nhớ là mình đã khám phá ra nó vào lúc nào chỉ biết rằng nàng thường hay ra đây để lặng ngắm nó vào mỗi sáng trước khi bắt tay vào công việc cũng như tìm cho mình một khoảng thinh lặng riêng, những thoáng giây phút hạnh phúc và nguồn sinh lực cho một ngày mới… Tiếng loa phóng thanh nhắn tên một vị bác sĩ trực nào đó chợt vang lên kéo Thùy trở về thực tại, nàng liếc vội vào chiếc đồng hồ đeo tay, ngoái nhìn cảnh vật một lần cuối như vẫn còn luyến tiếc khoảng thời gian ngà ngọc mà mình sắp phải rời bỏ nó, rồi vội vã bước nhanh về phía phòng của một bệnh nhân nam đã được nhập viện cách đây vài tháng, người đàn ông mà nàng đã đặt tên là người lính Biệt Kích.
Tất cả đã mang lại cho nàng cái cảm giác sảng khoái và dễ chịu vô cùng. Thùy lim dim đôi mắt, lặng ngắm cảnh sắc qua khung cửa sổ, bên kia là mặt hồ trong xanh, những giọt nước đang lăn tăn gợn sóng theo chiều gió thổi. Chung quanh hồ, những lớp sương mỏng bám vào các bờ cỏ, tráng lên mặt lá một lớp bàng bạc ẩm ướt chen lẫn với những khóm hoa xinh tươi đang thi nhau khoe sắc dưới ánh nắng ban mai. Khung cảnh tinh khiết đẹp tuyệt vời kia tựa như một bức tranh thủy mạc được pha trộn với những màu sắc thật hài hòa tươi thắm. Bên cạnh đó là những pho tượng uy nghi đầy kỳ bí của các vị thần Hy Lạp thời cổ xưa. Cảnh trí trang nghiêm cổ kính và đầy huyền bí này được nằm khuất sâu sau khu dưỡng thương của bệnh viện nơi nàng đang làm việc. Thùy không nhớ là mình đã khám phá ra nó vào lúc nào chỉ biết rằng nàng thường hay ra đây để lặng ngắm nó vào mỗi sáng trước khi bắt tay vào công việc cũng như tìm cho mình một khoảng thinh lặng riêng, những thoáng giây phút hạnh phúc và nguồn sinh lực cho một ngày mới… Tiếng loa phóng thanh nhắn tên một vị bác sĩ trực nào đó chợt vang lên kéo Thùy trở về thực tại, nàng liếc vội vào chiếc đồng hồ đeo tay, ngoái nhìn cảnh vật một lần cuối như vẫn còn luyến tiếc khoảng thời gian ngà ngọc mà mình sắp phải rời bỏ nó, rồi vội vã bước nhanh về phía phòng của một bệnh nhân nam đã được nhập viện cách đây vài tháng, người đàn ông mà nàng đã đặt tên là người lính Biệt Kích.
Thùy
không hiểu tại sao mình lại có một mối giây ràng buộc vô hình với bệnh
nhân này, người đã mang cho nàng một sự xúc động và cảm kích kỳ lạ mỗi
khi được kề cận bên ông. Với vai trò của một nhân viên xã hội, nàng có
nhiệm vụ phải quan tâm đến sức khỏe và giúp đỡ về mặt tinh thần cũng như
tài chính cho bệnh nhân mỗi khi họ cần đến và ông luôn là người được
nàng đặc biệt quan tâm và lo lắng hơn hết. Thùy nhớ lại ngày đầu tiên
khi ông nhập viện, các bác sĩ đã lúng túng khi phải đương đầu với một
bệnh nhân hoàn toàn đơn độc và không biết một chút gì về anh ngữ. Người
trưởng phòng đã vội vàng gọi cho Thùy và nhờ nàng thông dịch dùm. Nhìn
vẻ mặt người đàn ông cằn cỗi, ốm yếu và bệnh hoạn đang lúng túng cố gắng
giải thích với người nữ y tá, làm nàng cảm thấy thật tội nghiệp. Ông đã
dương ánh mắt thật lo lắng cầu khẩn nhìn nàng khi Thuỳ bước vào. Nhìn
ông, nàng chợt cảm thấy lòng xốn xang, một thứ tình cảm thương yêu của
những người con có cùng chung một chủng tộc, một màu da và cùng chung
một giòng máu Mẹ Việt Nam bỗng dưng bùng cháy dữ dội. Tim nàng chợt ngổn
ngang và thương xót cho người đàn ông da vàng đang bị lạc lõng trong
một thứ ngôn ngữ bất đồng. Nàng cứ ngỡ ông là hình ảnh của chính mình
trong những bước chân đầu tiên trên xứ người. Cái thuở mà những cảm giác
bơ vơ, lo lắng và sợ hãi khi phải hội nhập vào một xã hội xa lạ từ ngôn
ngữ đến phong tục tập quán đã luôn cuốn chặt lấy nàng trong những năm
tháng đầu tiên ấy. Tất cả đã làm Thủy cảm thông cho người đàn ông già
yếu kia hơn để rồi nàng đã tự nguyện chăm lo sức khoẻ và giúp đỡ cho ông
với tất cả khả năng của mình.
Tình
cảm của ông và nàng đã nảy sinh qua những ngày tháng, những buổi sáng
khi ánh nắng mặt trời bắt đầu lên cao mang theo những tia nắng ấm áp rọi
chiếu khắp nơi hay những buổi chiều khi ánh nắng mặt trời bắt đầu kéo
xuống, mang theo những cơn gió hiu hiu mát rượi, nàng đã đẩy xe cho ông
đi dạo quanh công viên của bệnh viện. Có lúc cả hai chẳng nói với nhau
lời nào, mỗi người theo đuổi một cảm xúc, một kỷ niệm ngọt ngào nào đó
của những ngày tháng cũ, có lúc nàng và ông lại trao đổi với nhau thật
nhiều, đã tỉ tê cho nhau nghe những tâm sự thầm kín nhất của cả hai trái
tim. Nhiều lúc nàng đã thầm cảm ơn Thượng Đế, người đã mang cho nàng
một cơ duyên để nàng được gặp ông, được hiểu về ông, một người lính H.O,
một cựu sĩ quan Biệt Kích VNCH, một người đã chịu đựng biết bao oan
khiên, nghiệt ngã của một người trai trong thời chinh chiến, đã dám hy
sinh cả mạng sống và cuộc đời mình để gìn giữ và bảo vệ cho sự an bình
của quê hương. Để rồi sau cái tháng Tư u tối kia, ông lại bị đọa đày tra
tấn, bị hành hạ khổ sai trong những trại tập trung cải tạo, chịu đựng
biết bao đau thương, tủi nhục từ tinh thần lẫn thể xác của một chế độ
tàn bạo khắc nghiệt. Giờ đây ông còn lại gì ngoài một thân thể tàn tạ,
hom hem bệnh hoạn kết quả của bao năm tháng khổ sai đọa đày kia. Ông còn
đấy nhưng vẫn mang trong lòng nỗi ám ảnh của một cuộc chiến kinh hoàng,
nỗi tủi nhục bất hạnh của những mảnh đời lao tù. Hằng đêm vẫn phải sống
trong nỗi đau thương xót xa cho sự hy sinh của những người lính cho một
lý tưởng tự do đã không được đền đáp, nỗi uất nghẹn của thân phận nhỏ
bé nhìn đất nước đang bị kẻ thù cai trị và dân tộc vẫn đang chìm đắm
trong bạo lực và nghèo đói., Sự cô đơn và bệnh hoạn cộng với những mặc
cảm của một kẻ bị quên lãng, sống vô dụng trong một xứ sở tự do cũng đã
luôn dày vò lấy ông.
Thùy
lặng ngắm đôi mắt ông, đôi mắt của một vùng trời uẩn khúc lúc nào cũng
như vướng mắc những uất ức của kẻ bại trận. Nhìn khuôn mặt vuông cạnh
của ông, nàng có thể hình dung ra hình ảnh của một người lính trẻ hiên
ngang ngạo nghễ của một thuở nào, đang xông pha ra chiến tuyến tay dương
cao khẩu súng phía trước, miệng hô to khẩu hiệu quyết chiến chống quân
thù trong những trận đụng độ bất ngờ với quân địch. Để rồi từng thây
người ngã xuống phía trước, kẻ tiếp tục tiến lên phía sau, cứ thế từng
đoàn quân nối gót nhau nhảy vào vùng lửa đạn, tiếng mìn nổ, tiếng súng
vang dội khắp nơi, mùi thuốc súng, mùi máu, mùi cát bụi, mùi cháy khét
tất cả trộn lẫn với nhau thành một vùng không gian đầy chết chóc. Máu
của các chiến sĩ đã đổ xuống trên mảnh đất tan hoang của mẹ Việt Nam,
hình hài các chiến sĩ đã ngã xuống để hy sinh cho một lý tưởng tự do, họ
chấp nhận lìa trần để mang lại an bình của quê mẹ thân yêu. Thùy cúi
xuống, nàng nhìn những vết thương, vết sẹo vẫn còn hằn sâu trên da thịt
ông, đến những bộ phận đang bị tàn phá trong cơ thể ông mà cảm thấy chua
xót cho một phận người, vết thương của ông là chứng tích của một lịch
sử đau buồn. Vết thương da thịt, vết thương tâm hồn, tất cả đã tàn phá
thể lực, sức sống và nghị lực của ông.
Người
lính Biệt Kích vẫn ngồi lặng yên bất động trước mặt nàng, người đã từng
bước qua khỏi lằn ranh sinh tử của cuộc chiến khốc liệt, đã từng chứng
kiến tận mắt những vành tang trắng quấn vội lên đầu những thiếu phụ và
những đứa bé ngây thơ vô tội, hay những tấm poncho chôn vùi hình hài của
những người bạn đồng đội đã vĩnh viễn nằm xuống trong lòng đất mẹ để
rồi khi cuộc chiến tranh chấm dứt ông còn phải chịu đựng biết bao đau
thương, tủi nhục của người tù khổ sai của một chế độ khắc nghiệt dã man
không nhân bản. Giờ đây, trong chốn yên bình của quê hương thứ hai,
người lính Biệt Kích H.O. này còn lại gì ngoài một tấm thân tàn tạ, gia
đình ly tán, bạn bè đã lìa trần, tâm hồn ông luôn khắc khoải về những
chiến hữu đã ngã xuống đã hy sinh cho một lý tưởng tự do cùng nỗi băn
khoăn dày vò về quê Mẹ vẫn còn đang bị đọa đày. Có nhiều lần ông đã khóc
trên vai Thùy, đã nghẹn ngào thốt lên “bác tủi thân quá con ơi” để rồi
dòng nước mắt của ông được dịp tuôn trào trên vai nàng, một người con
gái nhỏ bé xa lạ nhưng có cùng chung một màu da, cùng chung một tiếng
nói của Mẹ Việt Nam. Những lúc đó Thùy đã lặng người đi, một nỗi buồn tế
tái cho thân phận con người chợt tràn dâng oà vỡ thành những giọt lệ
chảy xuống đôi vaì của hai mảnh đời lưu lạc, một già một trẻ, cho hai
tâm hồn cô đơn hiu quạnh nơi xứ người. Nàng thương cho ông nhưng chẳng
biết nói gì để chia xẻ nỗi đớn đau mà ông phải gánh chịu, nàng cũng
chẳng biết làm gì để ủi an cho ông vơi bớt nỗi khổ đau, để hàn gắn những
vết thương trong tâm hồn ông và nỗi hiu quạnh trong đời sống hôm nay.
Ông ơi, chỉ còn bờ vai này xin ông hãy dựa vào để nơi đây dòng nước mắt
của ông sẽ được nhỏ xuống cho vơi bớt sầu đau, để biết rằng đời vẫn còn
có một điểm tựa, một hạnh phúc nhỏ nhoi trong một thế giới vốn dĩ quá cô
đơn lạnh lùng này, và những nghiệt ngã của một đời người sẽ được vơi
bớt dù chỉ là thoáng giây. Nàng thương ông, thương cho thân phận của một
người lính, một người anh hùng đã chiến đấu oanh liệt cho một quê hương
VN khổ đau, đã bảo vệ cho quê hương, cho gia đình nàng được yên ổn, cho
nàng đến được bến bờ tự do hôm nay. Ông ơi, ông hãy can đảm lên ông
nhé, đừng gục ngã vì lực mòn sức kiệt, vì bệnh tật triền miên hay vì sự
cô đơn phải sống trong bốn bức tường trắng xóa. Ông cũng đừng nghĩ rằng
mọi người đã bỏ rơi ông và ông còn sống đây chỉ mang lại một gánh nặng
cho xã hội. Ông đáng được tưởng thưởng, được tôn vinh, được giúp đỡ và
được tri ân bởi những người VN tha hương ở khắp mọi nơi cũng như của
những thế hệ con cháu kế tiếp. Còn con đây con không có gì để trả nợ
những ân tình mà ông đã hy sinh cho tổ quốc cho dân tộc nhưng con hứa sẽ
cố gắng chăm sóc và giúp đỡ cho ông thật nhiều để ông còn có thể đứng
lên, tiếp tục truyền dậy những kinh nghiệm sống của một đời lính, ông sẽ
là chứng nhân của lịch sử, sẽ kể lại tất cả sự thật về sự đối xử dã
man, tàn bạo vô tình người của người cộng sản khi ông đã bị sống trong
những trại tù cải tạo và lúc đó các thế hệ nối tiếp sẽ ý thức được trách
nhiệm của mình đối với tổ quốc dân tộc và ngày quang phục quê hương
chắc chắn sẽ không còn xa nữa ông có biết không? Nàng thì thầm…
Ktran
San Diego, Tháng Tư, 2010
Bài viết dựa trên câu chuyện thật được đăng trên blog của Nhân. Cám ơn Nhân
No comments:
Post a Comment